Giá xuất khẩu phân bón trung bình đạt 637,7 USD/tấn, tăng mạnh 45,4% về khối lượng, tăng 166% về kim ngạch và tăng 83% về giá so với 9 tháng đầu năm 2021.
Riêng tháng 9/2022 xuất khẩu phân bón đạt 161.448 tấn các loại, đạt 94,26 triệu USD, giá 583,8 USD/tấn, tăng 36,9% về khối lượng, tăng 33,6% kim ngạch nhưng giảm 2,4% về giá so với tháng 8/2022.So với tháng 9/2021 thì tăng mạnh cả lượng, kim ngạch và giá, với mức tăng tương ứng 84,1%, 152,4% và 37%.
Thị trường xuất khẩu số một của phân bón Việt Nam vẫn là Campuchia. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, thị trường Campuchia chiếm 27,2% trong tổng khối lượng và chiếm 22,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước với 377.760 tấn tấn, tương đương 200,07 triệu USD.
Giá trung bình 529,6 USD/tấn, giảm 6% về lượng, nhưng tăng 29,9% kim ngạch và tăng 38,3% về giá so với cùng kỳ năm 2021.
Riêng tháng 9/2022, xuất khẩu sang thị trường này tăng 1,4% về khối lượng nhưng giảm 2,1% về kim ngạch và giảm 3,4% về giá so với tháng 8/2022, đạt 40.286 tấn, tương đương 19,67 triệu USD.
Thứ hai là thị trường Hàn Quốc đạt 85.045 tấn, tương đương 63,36 triệu USD, giá trung bình 745 USD/tấn, tăng mạnh 262,3% về lượng, tăng 1.109% kim ngạch và tăng 233,7% về giá, chiếm 6,1% trong tổng khối lượng và chiếm 7,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.
Thứ ba là thị trường Malaysia đạt 115.810 tấn, tương đương 61,21 triệu USD, giá trung bình 528,6 USD/tấn, tăng 59,7% về lượng và tăng 280,3% kim ngạch, giá tăng 138%, chiếm 8,3% trong tổng khối lượng và chiếm 6,9% trong tổng kim ngạch.
Thứ tư là thị trường Philippines đạt 70.869 tấn, tương đương 55,24 triệu USD, giá trung bình 779,5 USD/tấn, tăng mạnh 106,6% về lượng, tăng 353,2% kim ngạch, giá tăng 119,4%, chiếm trên 5% trong tổng khối lượng và chiếm 6,2% trong tổng kim ngạch.
(Theo Báo Công Thương)