Bọ trĩ là một loài công trùng gây hại cho nhiều loại cây trồng từ cây lương thực thực phẩm như lúa, hoa màu đến các loài hoa, cây cảnh. Lý do, bọ trĩ trở thành một “động vật gây hại” vì chúng có thể sinh sôi nhanh nên bọ trĩ của gây hại nhiều cho cây trồng. Phân bón Điền gia xin giới thiệu về một số thông tin liên quan đến bọ trĩ và cách phòng bọ trĩ qua bài viết này.
Cách nhận biết bọ trĩ trên cây hoa, cây cảnh
Bọ trĩ có tên khoa học là Scirtothrips dorsalis Hood, thuộc họ bọ trĩ Thripidae, bộ cánh tơ Thysanoptera.
Bọ trĩ đẻ trứng, kích thước nhỏ, hình bầu dục, trong suốt. Các nhận diện trứng bọ trĩ sắp nở là lúc đó trứng chuyển sang màu vàng nhạt.
Đối với bọ trĩ non, cơ thể bọ trĩ trong suốt, chân dài, bụng nhọn nhưng rất nhỏ, khó phát hiện. Ở giai đoạn này, bọ trĩ chưa có cánh.
Sau một thời gian, bọ trĩ phát triển, ở giai đoạn tiền nhộng thì bọ trĩ chuyển sang màu vàng, xuất hiện râu, thân bọ trĩ bắt đầu mập hơn và hai cánh bắt đầu xuất hiện.
Là côn trùng nên bọ trĩ có giai đoạn nhộng, nhộng có màu vàng sậm, mắt đỏ và nhỏ.
Bọ trĩ trưởng thành có kích thước không lớn, nếu không nói là khá nhỏ cho nên đôi khi vào chiều tối, đêm muộn bạn rất khó phát hiện vì bọ trĩ đủ khả năng sinh sản chỉ dài khoảng 0,8-1mm. Bọ trĩ có màu vàng cam, mắt đen, hai bên thân có nhiều lông nhỏ dài. Vì thế, vào buổi tối, bạn rất khó phân biệt vì màu của bọ trĩ ẩn trong màu của ánh điện.
Những đặc điểm nhận dạng bọ trĩ ngoài tự nhiên
Vòng đời của bọ trĩ kéo dài 3 tuần, tức 21 ngày, trong đó, trứng kéo dài từ 2 đến 7 ngày, tiếp đến là giai đoạn ấu trùng từ ngày 8 đến ngày 10, còn giai đoạn nhộng từ 2-4 ngày, giai đoạn thành trùng kéo dài từ ngày thứ 13 đến 15. Sau khi trở thành bọ trĩ trưởng thành khoảng 3 ngày (ngày 18 trong vòng đời), bọ trĩ bắt đầu đẻ trứng. Một con bọ trĩ cái có thể đẻ 20-25 trứng. Vị trí đẻ trứng của bọ trĩ là trong mô lá non, trái non hay cành non.
Bọ trĩ có khả năng gây hại rất lớn cho thực vật, đặc biệt là các loài hoa, cây cảnh
Tại sao có thể khẳng định bọ trĩ là “kẻ thù” dấu mặt, vì nhìn vào đặc điểm sinh sản của bọ trĩ sẽ thấy, loài này đẻ trứng ở mô lá non, trái non, cành non, trong khi đây là những bộ phận sinh trưởng, phát triển chính của thực vật. Khi bọ trĩ đẻ trứng vào những vị trí này sẽ làm cho lá, mô bị biến màu, bị cong, trên trái hình thành những mảng xám hoặc lồi lên màu bạc ở bên ngoài trái cây.
Đặc tính nữa của bọ trĩ là chúng thường tấn công và gây hại khi cây trồng ở giai đoạn ra hoa. Đây là thời điểm các loài thực vật tập trung dinh dưỡng để ra hoa, tạo trái nên sức đề kháng của cây cũng giảm. Vì thế, khi bọ trĩ tấn công khiến cho cây trồng không thể ra hoa, nếu có ra hoa thì hoa rất xấu, không có tính thẩm mỹ nên không mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân.
Ngoài ra, trên cây trồng có bọ trĩ thì cây cũng yếu đi vì có nhiều vị trí trên cây, đặc biệt là ở vùng mô, lá non, hoa có những vết nhỏ, đây là cơ hội để các loại vi khuẩn, virus gây hại xâm nhập vào cây dễ dàng hơn.
Bọ trĩ lấy dinh dưỡng bằng dùng miệng chít và hút dịch bên trong tế bào của cây nên tế bào bị ảnh hưởng, lá, hoa bị biếng dạng, tạo nên những đốm bạc li ti trên lá, trên trái…
Đây cũng là một đặc điểm nhận dạng nhưng khi cây có triệu chứng này thì cũng là lúc cây trồng ở mức “báo động đỏ” rồi.
Cách phòng chống bọ trĩ hiệu quả
Như Phân bón Điền Gia đề cập ở phần đầu bài viết - Bọ trĩ kẻ thủ dấu mặt của nhà nông, bọ trĩ đẻ trứng ở mô, lá non, cành non nên rất khó để tiêu diệt loại côn trùng gây hại này. Lúc đó, chỉ có một cách là cắt bỏ lá non, cành non đi mà thôi và nếu làm vậy thì cây không thể sinh trưởng, phát triển tốt được.
Nhận thấy những khó khăn ấy, Phân bón Điền Gia cho ra dòng sản phẩm Chế phẩm diệt côn trùng RBC-PYZICYP 250WG có thành phẩn Imidaclopid 20%, Thiamethoxam 5%, Special Addives 75%.
Đây là sản phẩm diệt bọ trĩ hiệu quả bằng nguồn nguyên liệu ngoại nhập.
Vì thế, bà con có thể tin tưởng lựa chọn Chế phẩm diệt bọ trĩ đang bán trên thị trường của Phân bón Điền Gia như một lựa chọn tối ưu để bảo vệ vườn cây ăn trái, vừa hoa, vườn cây cảnh của mình.