Giá một số nguyên liệu sản xuất phân bón đang diễn biến tăng nhẹ. Tuy nhiên, thị trường thế giới ghi nhận giá phân bón hiện đang duy trì ở mức ổn định.
Cụ thể, giá photot vàng ngày 11/8 là 27.500 nhân dân tệ/tấn (4.081 USD/tấn), tăng 2% so với ngày trước đó. Từ đầu tuần đến nay, giá mặt hàng này tăng 5%.
Giá ure cũng nhích lên gần 1% và giao dịch ở 2.322 nhân dân tệ/tấn (344 USD/tấn). Tuy nhiên, so với giữa tháng 5, giá ure vẫn thấp hơn 30%.
Giá lưu huỳnh cũng tăng 3% lên 1.130 nhân dân tệ/tấn (167 USD/tấn). Dù tăng nhưng giá mặt hàng này vẫn thấp hơn đỉnh cuối tháng 5 khoảng hơn 70%.
Giá axit sulfuric là 462 nhân dân tệ/tấn (68 USD/tấn), cũng đi ngang so với ngày trước đó.
Hiện giá các nguyên liệu sản xuất phân bón đang ở mức ổn định và có tăng nhẹ nhưng cũng đã giảm nhiệt rất nhiều so với mức giá đỉnh điểm trước đây. Tuy nhiên, giá kali thế giới vẫn ở mức cao do nguồn cung hiếm. Trung Quốc cũng là một quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn kali nhập khẩu của thế giới, với nguồn cung kali ngày càng khan hiếm. Hiện giá kali tại Trung Quốc đang ở mức khoảng 3.647 nhân dân tệ (564 USD)/ tấn, tăng 91% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất kể từ năm 2013.
Canada - vùng sản xuất kali lớn nhất trên thế giới, đang bị chịu áp lực hơn cả vì các đơn hàng tìm mua kali đang đổ dồn về đây. Tuy nhiên, sản lượng kali mà Canada sản xuất chỉ phục vụ đủ nhu cầu một vài nước châu Âu.
Nguồn cung kali khan hiếm trên toàn cầu và Việt Nam cũng đang chung tình trạng này, hiện nguồn kali hiện giờ đang phụ thuộc vào nguồn cung từ Lào. Do đó, giá kali trong nước vẫn đi ngang và khó hạ nhiệt. Hiện giá kali Berlarus bột hồng, đỏ là 1,83 triệu đồng/100 kg, tăng 30% so với đầu năm.
Thị trường ure hiện đang ổn định cả về nguồn cung và giá. Tại khu vực Tây Nam Bộ, giá ure Cà Mau đang giao dịch ở mức giá 735.000-745.000 đồng/bao 50 kg; Ure Phú Mỹ và ure Ninh Bình đang có cùng mức giao dịch là 725.000 đến 735.000 đồng/bao. DAP Đình Vũ tại An Giang là 1,12 triệu đồng/bao, không đổi so với ngày trước đó. Kali Cà Mau ở Bình Thuận là 950.000 đồng/bao.
Hiện mức giá phân bón, nhất là giá ure đang dần trở về ổn định, tuy nhiên các nhà phân tích của Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (Mỹ) cảnh báo giá phân bón có thể lại tăng trong tương lai do quan ngại về nguồn nguyên liệu sản xuất như khí đốt vẫn là yếu tố đầy rủi ro với các doanh nghiệp phân bón.
Thực tế cho thấy khi lệnh trừng phạt của EU bắt đầu áp đặt lên Nga, nước này đã ngưng xuất khẩu khí đốt, nguyên liệu đầu vào chủ chốt để sản xuất phân đạm. Tuy giá các loại phân đạm, nhất là ure hiện tại đang có hạ nhiệt so với hồi tăng đỉnh điểm, tuy nhiên, mức giá này hiện tại vẫn cao gấp 2 lần so với năm 2020.
(Theo báo Công Thương)
ĐỌC BÁO CÙNG PHÂN BÓN ĐIỀN GIA | BỘ TRƯỞNG LÊ MINH HOAN: CẦN TẠO RA SỰ KHÁC BIỆT TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
THƯƠNG HIỆU VÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2022 – THÊM MỘT SỰ KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ CỦA PHÂN BÓN ĐIỀN GIA