0943 399 989


Phân gà có vài trò như thế nào trong canh tác nông nghiệp? – Phân bón Điền Gia

Ngày đăng: 23/11/2022 11:57 AM

    Phân gà một loại phân bón được dùng phổ biến trong nông nghiệp chỉ đứng sau các loại phân lân, phân kali, phân đạm ... Và phân gà trong canh tác và sản xuất nông nghiện thì có hai loại phân gà đó là phân gà chưa qua xử lý (phân gà tươi) và phân gà đã qua xử lý. Và bài viết này sẽ nói rõ về vai trò của phân gà tươi trong vấn đề canh tác nông nghiệp.

    Vai trò của Phân gà tươi đối với cây trồng

    Phân gà tươi, vốn là chất hữu cơ chưa được xử lý nên có chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh gây hại cho cây trồng. Nhưng nếu được ủ hoai đúng cách thì Phân gà có thể là một thành phần cung cấp dinh dưỡng cho cả đất lẫn cây trồng. Vì trong Phân gà có chứa nhiều các chất dinh dưỡng như: Photpho, nito, kali ... là điều kiện hoàn hảo cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và giúp phục hồi và cải tạo đất phục vụ canh tác và chống sói mòn cho đất trồng

    Lợi ích của Phân gà tươi trong trồng trọt

    Như các bạn đã biết thì Phân gà có rất nhiều lợi ích đối với cây trồng và đất trồng. Và Phân gà tươi cũng vậy, vì trong phân gà tươi có rất nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cây trồng và đất trồng như: Phốtpho, Nito ... Ngoài ra thì Phân gà cũng rất dồi dào chất dinh dưỡng hỗ trợ rất nhiều trong việc phục hồi và cải tạo đất cũng như giúp bồi đắp độ ẩm và chất khoáng cho đất giúp cho cây trồng hấp thu được nhiều khoáng chất trong thời gian dài. Bên cạnh đó, Phân gà cũng không gây ô nhiễm môi trường như các loại phân bón khác

    Cách sử dụng Phân gà trong nông nghiệp

    Cách ủ phân gà

             Nguyên liệu chính:

    +5 tấn phân gà tươi

    +1 kg chế phẩm vi sinh EM

    +1 lít mật rỉ đường

    +5kg cám gạo, vỏ trấu

             Cách làm 

    + Hoạt hoá chế phẩm vi sinh EM, trộn với mật rỉ đường, cám gạo đổ vào 20 lít nước sạch trộn tất cả thật đều. Và ủ hoai trong 2-3 để phân lên men rồi mới sử dụng

           Cách xử lý phân gà

    +Đầu tiên pha loãng chế phẩm EM với tỉ lệ 1:80, rồi phun đều lên bề mặt phân gà tươi để lên men, gây ức chế cho vi sinh vật và loại bỏ mùi hôi thối

    +Trải một lớp trấu dày khoảng 1-2 cm, kế đó là một lớp phân gà đã phun chế phẩm EM dày khoảng 20 cm. Cứ lặp đi lặp lại nhiều lần cho tới khi hết phần Phân gà và trấu.

    Lưu ý: Độ cao của luống ủ có độ cao khoảng từ 1 đến 2 m, và độ ẩm trong quá trình ủ phân gà không vượt quá 60% để giúp cho Phân gà tươi và trấu có đủ thời gian lên men và thúc đẩy quá trình phân huỷ của vi sinh vật có trong phân gà.

             Quá trình ủ phân gà

    +Khi ủ độ ẩm nên được duy trì trong khoảng 60-70%, thường xuyên sử dụng ống nhựa PVC khoan lỗ từ 3 đến 4 lỗ để thông khí. Và nên ủ phân gà tươi ở ngoài trời, phủ bạt kín tránh không bị ảnh hưởng thời tiết.

    +Nên kiểm tra tiến trình ủ Phân gà tươi hàng tuần và mức nhiệt độ để duy trì ở 70 độc C. Đợi sau khoảng 25-30 ngày khi phân gà đã chuyển sang màu nâu sâm, có mùi thơm nhẹ không còn mùi hôi, cầm trên tay có cảm giác tơi xốp thì bạn đã có thể dùng cho khu vườn của bạn

    Thông qua bài viết này hy vọng rằng sẽ giúp cho bạn có thật nhiều thông tin hữu ích trong việc ủ Phân gà tươi và canh tác trồng trọt trong tương lai.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Hotline
    Hotline